Lịch sử đời sống cộng đồng cho thấy, dân tộc Việt Nam ta có nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức trong năm. Mỗi một lễ hội mang một sắc thái văn hóa riêng, có khi mang tính khu vực, địa phương, hoặc cả nước. Tết Nguyên đán là một lễ hội toàn quốc mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, một nền văn minh lúa nước, một nền văn hóa trọng tĩnh. Khi nói Tết Nguyên đán là đồng nghĩa với nói về những thuần phong mỹ tục, những tập tục trong đời sống. Người Việt Nam từ đồng bằng đến rừng núi, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo đều có chung một nếp sống. Đó là rộn ràng sắm Tết từ những ngày cuối tháng Chạp, theo đó người ta sắm nào là lương thực, thực phẩm, nào là áo quần mới cho con cháu… Việc sắm hàng Tết đến chiều 30 tháng Chạp, người Việt Nam coi như hoàn tất và bắt đầu đón Tết, ngày trọng đại nhất trong năm. Những nhà dù nghèo đến đâu, ngày Tết vẫn có một mâm cỗ đầy đặt lên bàn thờ cung thỉnh tổ tiên, ông bà về vui Tết với con cháu. Phong tục này vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn vừa chứa đựng một ý nghĩa người Việt Nam rất coi trọng phần tâm linh.
Trong 3 ngày Tết, trên bàn thờ của mọi gia đình đều nghi ngút khói hương thơm ngát. Với mâm cỗ đầy trên bàn thờ, người Việt Nam đang sống bày tỏ một ý tưởng đẹp đẽ, đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ dù đã mất nhưng hình như đang sum vầy bên cháu con ăn Tết, đón Xuân. Ngày Tết còn là ngày hiếm có trong năm để cho các gia đình người Việt Nam đoàn tụ, bởi dù đi đâu, ở đâu xa hay gần người ta đều tìm về, tạo nên một sự đầm ấm, hạnh phúc như mùa xuân vậy. Ngày Tết, treo câu đối trong nhà là một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Đã có nhiều câu đối được nhiều người thuộc lòng và thế hệ này truyền khẩu cho thế hệ sau. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Quan niệm về sự sống cũng được thể hiện qua câu đối này. Nghĩa là con người ta tồn tại và phát triển được cũng là nhờ có vật chất và tinh thần đều sung mãn. Câu đối còn thể hiện không khí vui nhộn, màu sắc sặc sỡ trong ngày Tết. Tiếng pháo nổ giòn giã làm cho không khí ngày Tết náo nức, sôi động hẳn lên; màu đỏ của câu đối, màu xanh của bánh chưng làm cho ngày Tết có màu sắc tươi vui như mùa xuân trăm hoa đua nở vậy. Đúng như ông cha ta đã đúc kết: vui như Tết Tết Nguyên đán là một lễ hội toàn quốc mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, một nền văn minh lúa nước, một nền văn hóa trọng tĩnh. Khi nói Tết Nguyên đán là đồng nghĩa với nói về những thuần phong mỹ tục, những tập tục trong đời sống. https://quatetphuquy.com
Người Việt Nam từ đồng bằng đến rừng núi, từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền đến hải đảo đều có chung một nếp sống. Đó là rộn ràng sắm Tết từ những ngày cuối tháng Chạp, theo đó người ta sắm nào là lương thực, thực phẩm, nào là áo quần mới cho con cháu… Việc sắm hàng Tết đến chiều 30 tháng Chạp, người Việt Nam coi như hoàn tất và bắt đầu đón Tết, ngày trọng đại nhất trong năm. Những nhà dù nghèo đến đâu, ngày Tết vẫn có một mâm cỗ đầy đặt lên bàn thờ cung thỉnh tổ tiên, ông bà về vui Tết với con cháu. Phong tục này vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn vừa chứa đựng một ý nghĩa người Việt Nam rất coi trọng phần tâm linh. Trong 3 ngày Tết, trên bàn thờ của mọi gia đình đều nghi ngút khói hương thơm ngát. Với mâm cỗ đầy trên bàn thờ, người Việt Nam đang sống bày tỏ một ý tưởng đẹp đẽ, đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ dù đã mất nhưng hình như đang sum vầy bên cháu con ăn Tết, đón Xuân. Ngày Tết còn là ngày hiếm có trong năm để cho các gia đình người Việt Nam đoàn tụ, bởi dù đi đâu, ở đâu xa hay gần người ta đều tìm về, tạo nên một sự đầm ấm, hạnh phúc như mùa xuân vậy. Ngày Tết, treo câu đối trong nhà là một nét đẹp văn hoá của dân tộc ta. Đã có nhiều câu đối được nhiều người thuộc lòng và thế hệ này truyền khẩu cho thế hệ sau. “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.” Quan niệm về sự sống cũng được thể hiện qua câu đối này. Nghĩa là con người ta tồn tại và phát triển được cũng là nhờ có vật chất và tinh thần đều sung mãn. Câu đối còn thể hiện không khí vui nhộn, màu sắc sặc sỡ trong ngày Tết.